Ánh Dương triển khai các dự án hỗ trợ cộng đồng nghèo tại huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp từ năm 2005. Các dự án này nhằm mục đích hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và các hộ khó khăn cải thiện điều kiện sống của họ. Tính đến hiện tại, Ánh Dương đã đạt được một số thành tựu có ý nghĩa dưới đây:
- Chương trình giảm nghèo
- Chương trình vi tín dụng: Ánh Dương đã giúp cho 3262 hộ khó khăn thoát nghèo một cách bền vững. Hiện tại 2127 hộ khó khăn đang nhận nguồn vốn tín dụng với lãi suất bằng 0 từ Ánh Dương để phát triển các mô hình sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và buôn bán nhỏ.
- Hỗ trợ xây nhà tình thương: có 105 nhà tình thương mới được xây dựng cho những hộ đặc biệt khó khăn có nhà bị xuống cấp trầm trọng hoặc có nguy cơ sập nếu trời mưa, giông.
2. Chương trình nông nghiệp
- Tập huấn kiến thức: Ánh Dương đã tổ chức 746 buổi tập huấn kỹ thuật cho 18,950 lượt người tham dự. Họ đã được trang bị những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
- Các mô hình thí điểm: Ánh Dương thực hiện thí điểm các mô hình mới, tiên tiến để giúp người dân học hỏi và áp dụng các kỹ thuật mới để cải thiện và đa dạng các hoạt động nông nghiệp. Việc áp dụng những mô hình mới đã giúp người dân nâng cao năng suất, hạn chế dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và giảm thiểu tác động đến môi trường. Các mô hình điển hình bao gồm:
- Trồng rau trong nhà lưới cải tiến
- Mô hình Vườn-Ao-Chuồng-Biogas-Hố xí (VACBH)
- Phương pháp nuôi gà trên đệm lót sinh học
- Nuôi heo trên đệm lót sinh học
- Mô hình nuôi cá, mô hình lươn, mô hình nấm rơm và rau,…
- Ánh Dương đã thực hiện các mô hình thí điểm cho 377 lượt hộ gia đình.
3. Hội thảo
Sau khi thực hiện các mô hình thí điểm thành công, Ánh Dương đã tổ chức các buổi hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức với người dân. Ánh Dương đã tổ chức 20 buổi hội thảo với 877 lượt tham dự. Các buổi hội thảo tập trung vào các mô hình chính yếu cho địa phương bao gồm nuôi lươn sinh sản, trồng rau trong nhà lưới, nuôi heo trên đệm lót sinh học, nuôi cá và xử lý chất thải sử dụng nấm trichoderma.
- Điều trị bệnh và tiêm phòng cho vật nuôi: Ánh Dương đã hỗ trợ chi phí phòng trị bệnh và tiêm ngừa cho 523 con heo, hơn 8,000 gà vịt.
- Hội thi nông dân: Tổ chức hội thi cho nông dân mỗi năm. Đến nay đã tổ chức 9 cuộc thi ở 16 xã. Thông qua hội thi, nông dân được trang bị những kiến thức về các chính sách, cách thức và các mô hình sản xuất nông nghiệp khác nhau để áp dụng vào thực tiễn gia đình.
- Thăm các mô hình hiệu quả: Nông dân được tạo cơ hội để đi thăm các mô hình hiệu quả để áp dụng cho gia đình mình. Họ cũng có thể học về các kỹ thuật mới để áp dụng cho mô hình của mình. Ánh Dương đã tổ chức 25 buổi viếng thăm các mô hình nông nghiệp tiên tiến trong và ngoài huyện cho 486 nông dân. Các mô hình thường được quan tâm bao gồm: trồng lúa, biogas, trồng rau, nuôi cá, trồng hoa tết….
4. Chương trình tạo việc làm
Ánh Dương đã hỗ trợ địa phương trong vùng dự án để cải nâng cấp đường giao thông nông thôn, phát triển kinh tế xã hội và giúp học sinh ở các vùng sâu, vùng xa được đến trường an toàn. Tính đến nay, Ánh Dương đã hỗ trợ làm 162 km đường bê tông nông thôn và 245 cầu bê tông với chiều rộng 2,5m. Dự án cũng tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho 95 phụ nữ ở vùng nông thôn với các nghề như hàng giấy báo, may túi vi tính, may mền, làm hàng lục bình, hàng trúc,…
5. Chương trình giáo dục:
- Học bổng: Cấp 13.970 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Long Mỹ, Phụng Hiệp và Vị Thủy, mỗi suất 500.000 đồng đối với tiểu học và THCS, 1000.000 đồng đối với học sinh THPT. Chương trình nhằm giúp học sinh nghèo có điều kiện được tiếp tục đến trường, tránh tình trạng bỏ học giữa chừng, giúp các em có tương lai tươi sáng hơn.
- Giáo dục sức khỏe: Ánh Dương đã thực hiện các chương trình về nha khoa, chương trình hô hấp tại 37 trường tiểu học (12.663 học sinh) và chương trình nha khoa tiểu học tại 72 trường tiểu học (cho 28,914 học sinh). Các hoạt động này giúp cho học sinh có cơ hội thực hành các động tác đúng về vệ sinh răng miệng, vệ sinh cơ thể, giúp các em có sức khỏe tốt hơn. Chương trình cũng giúp trang bị kiến thức về các loại bệnh phổ biến cho giáo viên và phụ huynh để họ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.
- Chương trình khám mắt: Thực hiện tại 72 trường tiểu học, khám và cấp kính cho những học sinh có vấn đề về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị giúp các em bảo vệ mắt tốt hơn.
- Chương trình giáo dục hòa nhập: Thực hiện tại 4 trường với 54 trẻ khó học. Chương trình nhằm giúp trẻ khó học có thể hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, giúp các em bắt kịp kiến thức tại trường và hòa nhập tốt với cộng đồng.
- Trung tâm vi tính: Đã hỗ trợ máy vi tính cho 15 trường với 150 máy, giúp hơn 6300 học sinh có điều kiện thực hành trên máy tốt hơn.
- Thư viện: Hỗ trợ 6 thư viện sách cho các trường tiểu học và THCS.
- Nâng cấp cơ sở vật chất cho trường: Hỗ trợ tài chính để các trường mẫu giáo, tiểu học nâng cấp sân trường, mái che, nhà vệ sinh… tạo không gian sáng, sạch cho sinh hoạt tập thể, các em có thể chơi đùa, giải lao sau những giờ học tập.
6. Chương trình sức khỏe và giới
- Vấn đềgiới và chương trình phòng chống bạo lực gia đình: Kể từ khi thực hiện các hoạt động này, phụ nữ nông thôn được nhận sự hỗ trợ theo nhiều cách như:
- tập huấn 211 buổi tại địa phương với các chủ đề như bạo lực gia đình và cách phòng chống, vấn đề giới, luật bình đẳng giới và bạo lực gia đình, luật hôn nhân, quản lý thời gian, kiểm soát cơn giận, phương pháp giáo dục tích cực, kỹ năng tham vấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại trẻ, kỹ năng tham vấn cho trẻ bị bạo lực tình dục,…
- 61 điểm tạm lánh ở 18 xã của huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp. Trợ giúp pháp lí tại địa chỉ tin cậy cho 6 trường hợp và khuyên giải cho 60 trường hợp xảy ra bạo hành.
- Ánh Dương cũng hỗ trợ vốn tín dụng cho 36 chị trong câu lạc bộ phụ nữ để tăng thu nhập 25% mỗi năm.
- Giáo dục giới tính và kĩ năng sống: Chương trình được thực hiện tại 13 trường THCS, tập huấn 593 buổi cho hơn 20,324 học sinh. Thông qua buổi tập huấn, các em hiểu rõ hơn về sinh lý cơ thể người, các hiện tượng xảy ra ở tuổi vị thành niên,… giúp các em không bỡ ngỡ trước các thay đổi của cơ thể. Chương trình còn giúp các em trang bị các kĩ năng ứng phó với các tình huống bất ngờ, giúp bảo vệ các em tốt hơn.
- Hỗ trợ thuốc, chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo: Ánh Dương đã tập huấn 282 buổi về chủ đề sức khỏe bao gồm các bệnh tay chân miệng, bệnh hen suyễn, sốt xuất huyết, cảm cúm, H1N1,… cho hơn 9.616 lượt người tham dự bao gồm sinh viên, giáo viên, người dân địa phương. Chương trình còn hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho 196 người nghèo tại địa phương. Ngoài ra chương trình còn tổ chức Sự kiện “Ngày thế giới phòng chống khói thuốc lá 31/5” nhằm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, bảo vệ môi trường với các sự kiện thể thao như bóng chuyền, đua xe đạp, chạy việt dã, đua thuyền rồng,…
7. Chương trình vệ sinh và môi trường
Nhằm khuyến khích cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường, Ánh Dương đã hỗ trợ người dân lắp đặt hơn 1200 hệ thống biogas, xây hơn 3,300 hố xí hợp vệ sinh, làm hơn 2700 giếng để giúp người dân có nước sạch sử dụng. Chương trình còn giúp các hộ dân xây dựng các hệ thống lọc nước phèn để sử dụng tắm giặt và sinh hoạt hàng ngày và bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Khuyến khích hộ nghèo xây nhà bằng tol nhựa tái chế:
Từ đầu năm 2020 đến nay, Ánh Dương đã hỗ trợ cho 11 hộ xây nhà bằng tol nhựa tái chế